ABS - Anti-lock braking system - Hệ thống chống bó cứng phanh
Hầu hết mọi người đều quen thuộc với thuật ngữ "chống bó cứng phanh", nhưng nhiều người không biết nhiều về ABS, cách hoạt động, cần phải bảo dưỡng đặc biệt những gì hoặc linh kiện nào có thể thay thế.
ABS về bản chất là một phiên bản hệ thống phanh thông thường. Hệ thống ABS được thiết kế để ngăn chặn phanh bị khóa cứng hoặc bánh bị trượt khi phanh gấp hoặc khi phanh trên bề mặt ẩm ướt hoặc trơn. Điều này làm tăng độ an toàn đáng kể cho lái xe bằng cách ngăn chặn các trường hợp nguy hiểm và cho phép người lái duy trì kiểm soát trong khi cố gắng dừng lại.
ABS không chắc chắn sẽ làm giảm quãng đường phanh. Trên thực tế, nó có thể thực sự làm tăng nhẹ quãng đường phanh trên đường khô. Nhưng trên bề mặt ướt hoặc trơn, nó làm giảm quãng đường phanh trên 25% - đó có thể là sự khác biệt giữa điểm dừng an toàn và tai nạn.
Có khá nhiều hệ thống ABS khác nhau được sử dụng ngày nay, nhưng chúng đều có chung khả năng kiểm soát việc bó cứng bánh xe khi phanh gấp. Khi lốp xe ở ngưỡng bị trượt (trượt 10-20%), ma sát giữa bánh xe và mặt đường lớn hơn khi lốp bị trượt hoàn toàn (trượt 100%). Một khi lực kéo bị mất, ma sát giảm, lốp trượt thì xe sẽ mất nhiều thời gian hơn để dừng lại.
Ngoại lệ duy nhất cho quy tắc này là khi lốp xe bị trượt trên tuyết rơi. Sẽ có 1 nêm tuyết nhỏ được xây dwungj phía trước bánh xe cho phép xe dừng lại sớm hơn so với khi bánh xe lăn. Đó là lý do vì sao ở một số xe trang bị công tắc bật/tắt ABS khi lái xe trên tuyết.
Độ ổn định khi xe di chuyển cũng phụ thuộc vào lực kéo. Miến là lốp xe không bị trượt, nó sẽ lăn theo hướng nó quay. Một khi lốp bị trượt, nó sẽ giữ nguyên hướng di chuyển của nó theo quán tính. Bằng cách giảm thiểu sự mất lực kéo, ABS giúp duy trì sự ổn định và sự điều khiển khi lái.
Một điểm cần lưu ý là ABS về cơ bản nó là một sự bổ sung cho hệ thống phanh hiện hữu. Nó chỉ phát huy tác dụng khi điều kiện lực kéo ở mức giới hạn hoặc tài xế trong trạng thái hoảng sợ tột độ (phanh gấp). Phần còn lại của thời gian, nó không có hiểu lực khi lái xe và phanh bình thường.
Hệ thống ABS cũng được thiết kế để “không an toàn” nhất có thể. Nếu có một sự cố xảy ra trong các thiết bị điện tử điều khiển ABS, hầu hết các hệ thống sẽ tự tắt. Đèn báo ABS sẽ sáng, nhưng chiếc xe vẫn có thể phanh bình thường. Điều này không làm cho xe mất an toàn để lái, nhưng nó có nghĩa là ABS không hoạt động nếu trong trường hợp khẩn cấp.
Nhưng đèn báo ABS không bao giờ được bỏ qua - đặc biệt nếu đèn cảnh báo phanh cũng bật sáng. Điều này cho thấy hệ thống phanh đang ở trạng thái nguy hiểm tiềm tàng, tài xế không nên điều khiển và phải mang xe đi kiểm tra bảo dưỡng.
CÁCH ABS HOẠT ĐỘNG
Tất cả hệ thống phanh chống bó cứng đều kiểm soát sự trượt lốp bằng cách theo dõi tốc độ giảm tốc tương đối của bánh xe trong quá trình phanh (gia tốc phanh). Nếu một bánh xe quay chậm lại với tốc độ nhanh hơn so với bánh xe khác hoặc so với thông số được lập trình trong module điều khiển, nó cho biết bánh xe đang có dấu hiệu trượt, và có nguy cơ bị mất lực kéo và bó cứng. Hệ thống ABS phản ứng bằng cách giảm áp suất thủy lực trong giấy lát xuống tất cả bánh xe hoặc bánh xe bị ảnh hưởng.
Van điện từ hoạt động bằng điện được sử dụng để giữ, nhả và thiết lập lại áp suất thủy lực cho hệ thống phanh. Điều này tạo ra hiệu ứng rung động (bên ngoài gọi là nhấp/nhả) thường được cảm nhận ở ban đạp phanh trong quá trình phanh bị bó cứng.
Một khi gia tốc phanh của bánh xe bị ảnh hưởng trở lại phù hợp với các bánh xe còn lại, chức năng phanh trở lại bình thường và ABS trở về chế độ thụ động.
NHÀ CUNG CẤP HỆ THỐNG ABS
Các nhà cung cấp chính của hệ thống ABS là:
- Bendix (được mua lại từ Allied Signal của Bosch), được sử dụng chủ yếu trên các sản phẩm Chrysler và Jeep.
- Bosch
- Delco (nay được gọi là Delphi), được sử dụng riêng cho các ứng dụng của GM.
- Continental Teves, được tìm thấy trên nhiều xe của Ford, GM, Chrysler
- Kelsey-Hayes, nhà cung cấp hệ thống ABS bánh sau và hệ thống ABS bốn bánh trên xe tải Ford, Chevy và Dodge.
- Nippondenso, được sử dụng trên xe Infiniti và Lexus
- Sumitomo, được tìm thấy trên một số ứng dụng của xe Mazda và Honda, cũng như Ford Escort.
- Toyota, hệ thống ABS chỉ bánh xe sau trên xe bán tải của Toyota.
CẤU HÌNH HỆ THỐNG
Bất kể nhà sản xuất ABS nào, tất cả các hệ thống ABS đều theo dõi độ giảm tốc của bánh xe vưới cảm biến tốc độ bánh xe. Trên một số xe, mỗi bánh xe được trang bị cảm biến riêng. Kiểu sắp xếp này được gọi là hệ thống ‘bốn bánh, bốn kênh’ vì mỗi cảm biến tốc độ bánh xe sẽ đưa đầu vào của nó vào mạch điều khiển riêng biệt.
Trên một số xe khác, sử dụng ít cảm biến hơn. Nhiều hệ thống ABS bốn bánh có cảm biến riêng cho mỗi bánh xe trước, nhưng sử dụng cảm biến tốc độ bánh xe chung cho 2 bánh xe sau. Chúng được gọi là hệ thống ‘ba kênh’. Cảm biến tốc độ bánh xe phía sau được gắn vào một trong hai bán trục hoặc hộp số. Cảm biến này sẽ đọc tốc độ kết hợp hoặc trung bình của 2 bánh sau. Loại ABS này tiết kiệm chi phí và làm giảm sử phức tạp của hệ thống bằng cách cho phép 2 bánh sau được điều khiển đồng thời.
Một biến thể khác của hệ thống ABS là sử dụng cho riêng bánh sau, được ứng dụng nhiều trên xe bán tải và xe tải. Phiên bản của Ford được gọi là ‘Rear Antilock Brakes’ (RABS) trong khi GM và Chrysler gọi là ‘Rear Wheel Anti-Lock’ (RWAL). Hệ thống ABS bánh sau thường được sử dụng trên các xe mà tải trọng của nó ảnh hưởng đến lực kéo tại bánh xe phía sau. Vì ABS bánh sau có 1 kênh duy nhất, nên nó ít tốn kèm hơn so với các hệ thống khác.
CHĂM SÓC PHANH ABS
Theo các nhà sản xuất xe, hầu hết các xe có ABS không cần bảo dưỡng đặc biệt. Tuy nhiên, xem xét trên các bộ điều khiển thủy lực đặt tiền trên nhiều phương tiện, nhiều chuyên gia về phanh cho rằng thay dầu phanh mỗi năm một hoặc 2 lần có thể phòng ngừa cho người sử dụng tránh phải một gói sửa chữa phanh lớn hơn. Dầu phanh hấp thụ độ ẩm theo thời gian, thúc đẩy sự ăn mòn bên trong hệ thống. Vì vậy, thay dầu phanh định kỳ giúp kéo dài tuổi thọ của phanh và giúp ABS duy trì hoạt động ổn định.
ABS : NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS được sử dụng trên hàng triệu xe, nhưng nhiều người lái xe không biết cách sử dụng ĐÚNG trong các trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, hãy tham khảo những điều ‘NÊN và KHÔNG NÊN’ khi sử dụng xe trang bị ABS
NÊN
NÊN giữ chân của bạn trên phanh. Duy trì áp lực vững chắc và liên tục trên bàn đạp phanh để cho ABS hoạt động đúng cách. Tránh nhồi phanh liên tục, ngay cả khi bàn đạp phanh đang rung. Nếu bạn sở hữu một xe tải nhẹ với hệ thống phanh ABS phía sau (RWAL), hãy sử dụng bàn đạp phanh với đủ lực để dừng xe mà không bị bó cứng các bánh trước. Bằng cách này bạn có thể duy trì kiểm soát tay lái trong khi hệ thống chống bó cứng phía sau bánh xe ngăn cản xe trượt ngang.
NÊN duy trì khoảng cách an toàn so với xe phía trước. Trong điều kiên tốt, nên dành ra 3 giây khoảng cách và hơn nếu điều kiện nguy hiểm hơn.
NÊN thực hành lái xe với ABS, làm quen với các rung động xảy ra trong quá trình đạp phanh khí ABS được kích hoạt. Bãi đậu xe trống hoặc các khu vực trống khác là nững nơi tuyệt vời để làm điều này.
Hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng xe của chủ sở hữu để biết thêm hướng dẫn lái xe về hệ thống ABS của bạn.
KHÔNG NÊN
KHÔNG NÊN lái một xe có trang bị ABS một cách hung hăng hơn so với lái một xe không trang bị ABS. Lái xe quay vòng nhanh, thay đổi hướng đột ngột hoặc thực hiện các động tác lái xe đánh võng, lạng lách, phanh gấp là rất nguy hiểm bất kể xe có trang bị ABS hay không.
KHÔNG NÊN nhồi phanh (nhấp nhả liên tục). Với hệ thống ABS, việc nhồi phanh sẽ kích hoạt bật tắt ABS, điều này làm giảm hiệu suất phanh và tăng quãng đường phanh của bạn. ABS thực hiện nhồi phanh (nhấp/nhả liên tục) một cách tự động với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với cách bạn sử dụng bằng chân, cho phép kiểm soát lái tốt hơn. Hơn nữa, nó có thể tác động lên từng bánh xe riêng biệt, điều này bạn không thể làm được.
Larry Carley (Vũ dịch)
CarleySoftware.com